Phát hiện và phòng ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch

Các bệnh liên quan đến tĩnh mạch  vốn không có những biểu hiện quá rõ rệt khiến cho người bệnh thường chủ quan và không phát hiện kịp thời, gây nguy hiểm đến tính mạng. Trong đó, suy giãn tĩnh mạch là căn bệnh vô cùng nguy hiểm nhưng lại là bệnh lý khá phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn cách nhận biết và phòng ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch.

 

Suy giãn tĩnh mạch là gì và dấu hiệu của căn bệnh này?

Suy giãn tĩnh mạch là một căn bệnh mãn tính, chúng là hậu quả của việc các van trong lòng tĩnh mạch bị hư hại khiến cho máu phải chảy theo chiều ngược lại với thông thường. Chính vì dòng máy di chuyển ngược chiều nên chúng sẽ tăng áp lực lên thành tĩnh mạch và kéo giãn thành tĩnh mạch, từ đó làm hở các van tĩnh mạch gây nên các tình trạng viêm tĩnh mạch, giãn tĩnh mạch cùng nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Đây là căn bệnh thường gặp ở những người làm công việc phải đứng lâu hoặc ngồi lâu.

Dấu hiệu nhận biết căn bệnh  này thường đến từ phía chi dưới như: đau nhức chân, thường xuyên mỏi chân, có cảm giác nóng, ngứa và bị co cứng hoặc chuột rút chân về đêm, rõ ràng nhất là tĩnh mạch giãn lớn hằn lên trên bề mặt da mang màu đỏ hoặc xanh trông giống như những sợi tóc,…

Cách phòng ngừa bệnh tĩnh mạch hiệu quả

Uống nhiều nước

Bổ sung nhiều nước cho cơ thể không những đem lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ như làm đẹp da, hỗ trợ tiêu hoá, giảm cân mà còn giúp cho hệ tuần hoàn máu được lưu thông một cách ổn định nhất từ đó giúp tĩnh mạch luôn khỏe mạnh. Tĩnh mạch khỏe mạnh thì bệnh giãn tĩnh mạch cũng không dễ xuất hiện.

Kê cao chân khi ngủ

Khi kê cao chân đi ngủ, máu ở chân sẽ được lưu thông dễ dàng hơn, tránh các tình trạng tắc nghẽn tĩnh mạch. Đặc biệt là với những người phải ngồi hoặc đứng lâu, trước khi ngủ nên giơ chân lên cao để máu lưu thông về tim dễ hơn.

Tránh mặc quần áo bó và nên đi giày dép thoải mái

Mặc quần quá bó ảnh hưởng đến việc lưu thông máu ở chân, khiến máu lâu ngày dồn ứ, tăng nguy cơ giãn tĩnh mạch. Đi giày cao gót cũng vậy, việc lạm dụng giày cao gót rát dễ làm suy yếu các van điều chỉnh máu ở tĩnh mạch, tăng nguy cơ bị viêm và giãn tĩnh mạch máu.

Kiểm soát cân nặng của cơ thể

Khi cơ thể bạn quá nặng sẽ tăng sức ép và áp lực lên chân, đồng nghĩa với việc các mạch máu ở tĩnh mạch sẽ dễ bị ứ lại, tạo tiền đề và cơ hội cho bệnh giãn tĩnh mạch phát triển.

5 (100%) 1 vote

Lưu ý: Các chuyên gia khuyến cáo, khi có những biểu hiện của bệnh liên quan đến bệnh suy giãn tĩnh mạch, bạn cần đi khám ngay để được bác sĩ điều trị kịp thời, đừng vì tâm lý ngại ngùng để rồi phải gánh chịu những hậu quả nghiệm trọng.

Đến với Phòng khám Tĩnh Mạch Sài Gòn, 606/24, Đường 3/2, Phường 14, Quận 10, TP HCM bạn sẽ nhận được:

 

Nếu có bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể click vào mục Tư vấn trực tuyến để được bác sĩ giải đáp nhanh chóng. Các bác sĩ làm việc từ 8h-17h. Chúc bạn luôn khỏe!

 

ĐỘI NGŨ BÁC SĨ
  • TH.S BS TRẦN THANH VỸ
  • TH.S BS TRẦN THỊ MAI THÙY
  • TH.S BS PHẠM ĐÌNH DUY
  • TH.S BS NGUYỄN LÂM VƯƠNG
  • Y TÁ DƯƠNG
  • Y TÁ QUỲNH

 

Thảo Luận

 

 

 

Bạn cần giúp đỡ?

 

Xem Thêm:

  • Chích xơ là phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch tay hiệu quả và an toàn

    CAN THIỆP XƠ HÓA TĨNH MẠCH ĐỂ TRỊ GIÃN TĨNH MẠCH TAY

    Các tĩnh mạch (mà chúng ta quen gọi là gân xanh) giãn lớn, nổi ngoằn ngoèo trên bề mặt tay có thể được loại bỏ một cách hiệu quả và an toàn bằng phương pháp xơ hóa tĩnh mạch. Tình trạng gân xanh giãn lớn, nổi rõ trên mu bàn tay gọi là giãn tĩnh mạch tay. [Xem thêm…]

  • bac-si-TRAN-THANH-VY-chuyen-khoa-long-nguc-mach-mau-tinh-mach

    Tư vấn về bệnh giãn tĩnh mạch và phương pháp điều trị hiệu quả

    Xin bác sĩ cho biết biểu hiện của bệnh giãn tĩnh mạch là gì, bệnh có nguy hiểm không? (Nguyễn Thị Lan, Dĩ An, Bình Dương) Những biểu hiện ban đầu của bệnh lý suy giãn tĩnh mạch thường khá mờ nhạt, dễ nhầm lẫn với các bệnh về xương khớp, đây chính là lý do [Xem thêm…]

  • cac-cap-do-gian-tinh-mach-1

    6 cấp độ giãn tĩnh mạch

    Xác định các cấp độ giãn tĩnh mạch mang ý nghĩa quan trọng trong việc chữa trị tĩnh mạch. Qua đó, tăng cường hiệu quả điều trị và tiết kiệm thời gian điều tri cho bệnh nhân Suy tĩnh mạch là bệnh lý khá phổ biến trên thế giới. Nhiều thống kê uy tín cho [Xem thêm…]

  • Cơ chế hoạt động bình thường của van. Từ trái sang phải: (1) van tĩnh mạch, (2) van mở ra cho dòng máu đi lên trên, (3) sau đó van đóng lại ngăn không cho dòng máu chảy ngược xuống dưới

    Suy van tĩnh mạch là gì?

    Suy van tĩnh mạch nếu không có phương pháp điều trị kịp thời sẽ dẫn đến bệnh suy giãn tĩnh mạch với nhiều biến chứng phức tạp, khó điều trị như loét chân, hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch. Nội Dung1 Suy van tĩnh mạch là gì?2 Hệ quả của suy van [Xem thêm…]

  • suy-gian-tinh-mach

    Bệnh suy giãn tĩnh mạch là gì?

    Tình trạng ứ đọng máu vùng chân do suy giãn tĩnh mạch nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểu, khó chữa trị như loét chân, viêm mạch, hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch. Suy tĩnh mạch là tình trạng suy yếu chức năng [Xem thêm…]

LIÊN HỆ